Giỏ hàng

CÁC LƯU Ý TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CHƯA CÓ KINH NGHIỆM (PHẦN 2)

Trong quá trình xây dựng nhà ở, thông thường sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề cần được lưu ý mà thợ xây có thể biết hoặc không biết. Vậy nên để có thể tránh tình trạng thợ biết nhưng cố ý làm sai nhằm giảm bớt, cắt xén nhân công thì gia chủ - những người chưa có kinh nghiệm nên nắm rõ các lưu ý trong xây dựng nhà ở.

Trong quá trình xây dựng nhà ở, thông thường sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề cần được lưu ý mà thợ xây có thể biết hoặc không biết. Vậy nên để có thể tránh tình trạng thợ biết nhưng cố ý làm sai nhằm giảm bớt, cắt xén nhân công thì gia chủ - những người chưa có kinh nghiệm nên nắm rõ các lưu ý trong xây dựng nhà ở.

Qua phần 1, ViewHomes đã giới thiệu tới các bạn những lưu ý về phần móng nhà trong xây dựng nhà ở dành cho người chưa có kinh nghiệm. Vậy ở phần 2, chúng ta sẽ tiếp tục “bỏ túi” những lưu ý về phần thân nhà trong xây dựng nhà ở nhé!

Lưu ý khi đổ bê tông tươi hoặc bê tông trộn tại chỗ trong xây dựng nhà ở

Trong vấn đề xây dựng nhà ở, khi thợ xây đổ bê tông trộn tại chỗ, thường các thành phần của bê tông sẽ không được trộn đều, dẫn đến tình trạng bê tông không đạt được độ sụt và đủ thành phần so với bê tông tươi. Lý do nằm ở quá trình đổ, người ta thường ước lượng bằng tay chứ không cân đo đong đếm bằng định lượng chính xác. Phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm, chính vì vậy mà trong xây dựng nhà ở, bê tông trộn thường không đạt tới độ chính xác hoàn hảo.

xay-dung

Có thể nói trong xây dựng nhà ở, đổ bê tông là giai đoạn dễ xảy ra các sự cố về an toàn lao động nhất nên bạn cần hết sức cẩn thận. Trước khi tiến hành đổ bê tông, gia chủ cần phải kiểm tra kỹ càng các công tác chuẩn bị như hố móng, đường thao tác từ địa điểm trộn đến địa điểm đổ bê tông cùng các dụng cụ như xô, chậu, thúng, đầm và gạt mặt. Để bắc cầu lên xuống, vậy phải dùng ván dày ít nhất 4cm, không bị mối mọt và phải đóng gỗ ngang làm bậc, tuyệt đối không được để phẳng lỳ bởi nó sẽ đem lại nguy hiểm khi tải bê tông nặng.

Cần lưu ý rằng, không được ngồi trên hai mép cốt pha khi đổ bê tông, còn khi đầm thì người làm phải đứng trên giáo. Quan trọng hơn, trong xây dựng nhà ở cần nghiêm cấm người qua lại bên dưới, nhất là khi đang đổ bê tông.

Không được dùng tay hay xẻng để lấy bê tông khi máy trộn đang vận hành, việc này chỉ có những người là công nhân chuyên môn mới được vận hành máy.

Để tránh được sự phân tầng không mong muốn, do đặc tính của nó nên vữa bê tông thường có tình trạng chảy ra xung quanh khu vực vào làm trơ lại vật liệu đá, cát do đó người đổ nên đổ gần vị trí thực tế của nó để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Khi xây dựng nhà ở, gia chủ cần chú ý đổ bê tông từng lớp theo phương ngang, mỗi lớp nên được đầm kỹ trước khi đổ lớp tiếp theo chứ không được để thợ thi công đổ cụm bê tông lại một chỗ rồi dùng xẻng cào rộng, đây là cách làm tốt nhất. Trong trường hợp hộp cốp pha hẹp với nhiều cốt thép, cần chú ý đổ các lớp bê tông mỏng liên tục trước khi lớp dưới bắt đầu đông lại.

Lưu ý lúc lấp đất chân móng trong xây dựng nhà ở

Gia chủ cần lưu ý một vấn đề chính khi lấp chân móng trong xây dựng nhà ở chính là nếu bạn lấp bằng đất thì cần phải đầm bằng đầm. Chia ra hai trường hợp:

Trong trường hợp bạn đổ móng cao, bạn cần chia đều để đầm nhiều lớp giúp cho lớp nền chặt hơn. Còn nếu bạn đổ bằng cát thì chỉ cần bơm no nước mà không phải đầm nhiều lượt.

Xây tường móng nhà trong xây dựng nhà ở

Thông thường người ta thường xây tường móng bằng gạch đặc, không có nhiều người sử dụng gạch lỗ với lý do để chống thấm. Khi xây dựng nhà ở, đối với nhà được làm bằng kết cấu cốt thép thì tác dụng của gạch chỉ là để che chắn. Còn đối với những ngôi nhà làm tường chịu lực thì toàn bộ đều phải được xây bằng gạch đặc.

xay-dung

Lấp đất khi xây tường móng xong, cần đầm trong xây dựng nhà ở

Trong quá trình xây dựng nhà ở, chúng ta cần chú ý tới phần lấp đất nền khi đã xây lên cốt, các bước lấp đất nền cần phải được tưới nước và đầm kỹ. Bên cạnh những lưu ý trên, để có thể rút ngắn thời gian làm việc thì các bạn cũng cần lấp để tạo mặt phẳng làm việc.

Ngoài ra để có thể kê các cột chống cốp pha mái thì lớp đất nền cũng cần phải có sự chắc chắn, nếu cây chống không tốt sẽ đem lại ảnh hưởng xấu, tạo độ võng cho mái. Nghiêm trọng hơn là trường hợp mái bê tông sụp đổ gây ra tai nạn không mong muốn. Vì thế trong vấn đề xây dựng nhà ở, gia chủ cần làm cẩn thận từng bước một để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Quá trình đổ khung cột nhà trong xây dựng nhà ở

Trong xây dựng nhà ở, chúng ta cần phải kiểm tra cẩn thận tim cột cho chuẩn trước khi đổ khung cột nhà. Lý do cần phải kiểm tra tim cột lần nữa là do nếu ở móng các bạn phạm phải sai lầm thì lên trên chúng ta sẽ phải chỉnh lại để tránh méo tường méo cột. Nhất là ở phần sắt, một khi làm ở móng không chuẩn thì hậu quả để lại sẽ là phần bên trên bị cong và mất tác dụng truyền lực của khung cột.

Bên cạnh đó, nếu các bước chúng ta làm không giống với thiết kế thì sẽ dẫn tới tình trạng kết cấu không được đảm bảo, một vài trường hợp có thể kể đến như phần sắt không có đủ lớp bê tông 1.5 - 2cm để bảo vệ, từ đây dẫn tới tình trạng sắt nhanh hỏng bà bị hoen gỉ.

Sau khi kết thúc phần nền móng thì bắt đầu quá trình đổ khung cột nhà. Khung nhà có thể hiểu là toàn bộ hệ thống kết cấu bê tông cốt thép. Và quá trình đổ khung cột nhà trong xây dựng nhà ở diễn ra theo 6 bước dưới đây:

Bước 1: Xác định chính xác tim cột, trụ cột và vị trí cột.

Bước 2: Tiến hành công tác lắp ráp và dựng cốt thép.

Bước 3: Lắp dựng ván khuôn cột cốp pha.

Bước 4: Bắt đầu đổ bê tông cho cột.

Bước 5: Thực hiện tháo dỡ  cốp pha và bảo dưỡng cột.

Bước 6: Trang trí cột theo yêu cầu của gia chủ/chủ đầu tư.

xay-dung

Những lưu ý khi thực hiện các quá trình đổ khung cột nhà trong xây dựng nhà ở

Khi lắp ráp và dựng cốt thép, mọi thứ đều phải theo đúng chỉ định của bản vẽ kết cấu, đúng độ dài và chủng loại của cấu kiện thép. Một phần rất quan trọng chính là tim cột, cả phần tường và phòng trong sẽ bị méo, lệch nếu bạn làm sai.

Để tránh làm xô lệch và giảm sức chịu tải của thép thì cần lưu ý không dẫm lên thép. Và nên có các cầu thép đặt lên trên kết cấu khi tiến hành đổ bê tông nếu muốn thép đan không bị xô lệch.

Trong xây dựng nhà ở, khi dựng cốp pha cần làm đúng theo quy chuẩn xây dựng, không nên vì tiết kiệm chi phí mà lựa chọn loại gỗ kém chất lượng bởi trong quá trình đổ bê tông, chúng sẽ dễ bị bục vỡ.

Chúng ta cũng cần chú ý thời gian ngưng kết đủ ngày nếu muốn tháo dỡ cốp pha. Thông thường thời gian nhanh nhất phải lên tới 7 ngày nếu bạn sử dụng phụ gia đông kết R7, vậy thì bê tông mới có thể đạt cường độ và đủ tiêu chuẩn tháo dỡ. Một lời khuyên dành cho gia chủ khi xây dựng nhà ở, nếu bạn sử dụng R7 thì nên để khoảng 10 - 15 ngày mới được tháo dỡ cốp pha.

Trên đây là những điều mà gia chủ cần lưu ý về phần thân nhà trong quá trình xây dựng nhà ở. Hy vọng qua những thông tin ViewHomes đã cung cấp trong bài viết, gia chủ sẽ có thêm thông tin về chuẩn bị cho hành trình kiến tạo không gian sống.

Hãy liên hệ cho Kiến trúc ViewHomes để được tư vấn thiết kế nếu bạn đang có ý định xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình nhé!

Quý khách hàng có thể xem phần 1 tại ĐÂY

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VIEWHOMES

Website: viewhomes.vn

Hotline/Zalo: 0865.696.915

Email: viewhomes.vn@gmail.com

Instagram: ViewHomes

Tiktok: chuyengianhadepviewhomes

VPGD tại Hà Nội: 91 Nguyễn Chí Thanh, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

VPGD tại Vĩnh Phúc: Tổ dân phố Đội Cấn, TT. Đội Cấn, H. Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

VPGD Phú Thọ: Số 126 Đường Quang Trung, Phường Nông Trang, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ